Sửa chữa Busway, Bảo trì bảo dưỡng hệ thống thanh dẫn Busway

Giá bán: Liên hệ

Thiết bị điện Lộc Phát sửa chữa Busway, Bảo trì bảo dưỡng hệ thống thanh dẫn Busway. Khắc phục sự cố do nhiều nguyên nhân gây ra, kiểm tra toàn diện và lên kế hoạch tổng thể trước và sau khi sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng.

BIỆN PHÁP BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG THANH DẪN BUSWAY

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANH DẪN BUSWAY

Các ký hiệu và chi tiết cần biết: 

ký hiệu chỉ dẫn busway Bulon siết khớp nối được chế taoj đặc biệt, có 2 mũ, ở giữa là tem hướng dẫn màu đỏ. Khi siết đủ lực mũ trên sẽ gãy và tem rơi ra ngoài. Lực siết gãy khoảng

> 800kgf.cm

ký hiệu chỉ dẫn busway Đĩa đệm Bellevile có tác dụng duy trì lực siết của bulon trong thời gian dài. Tránh việc tự nới lỏng của bulon do co dãn vì nhiệt.
ký hiệu chỉ dẫn busway  Cực dùng để nối với dây hoặc hệ thống tiếp đất của các thiết bị khác. Được gắn ở đầu nối tủ, đầu nối cáp…và trong hộp Plug-in unit.
 Tem cảnh báo nguy hiểm
ký hiệu chỉ dẫn busway Tem thể hiện thông số chi tiết của Busway: Cấu hình, vật liệu, điện áp, dòng định mức, IP, ngày sản xuất, ký hiệu thứ tự thanh dẫn trên bản vẽ.
ký hiệu chỉ dẫn busway  Tem cảnh báo các tác nhân có thể gây ảnh hưởng hay hư hại đến Busway như nước, xi măng… Khuyến cáo các thao tác kiểm tra trước khi đóng điện
ký hiệu chỉ dẫn busway Tem chỉ thị vị trí nối đất của hộp Plug in unit

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BUSWAY

Hệ thống Busway được sử dụng rộng rãi và là thành phần không thể thiếu trong hệ thống điện của các nhà máy, tòa nhà chung cư, khách sạn… Cũng như nhiều hệ thống điện công nghiệp khác, hệ thống Busway cũng cần được vận hành đúng kỹ thuật và bảo dưỡng định kỳ đúng quy trình.

SỰ CỐ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LẮP ĐẶT BUSWAY

Trên phạm vi toàn cầu, sự cố về thanh dẫn xảy ra với hầu hết tất cả các hãng tại các công trình cụ thể. Nhìn chung, các sự cố được các hãng tổng kết như sau: 

– Do chế tạo: hầu như rất ít gặp, vì tất cả nhà máy đều test (cách điện với Mega Ohm kế – (phải đạt giá trị vô cực) và phóng điện với điện áp 3000VDC từng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Trừ trường hợp do va đập khi vận chuyển, tác động cơ học ( vặn, xoắn),…Do vậy việc kiểm tra trước và sau khi lắp đặt là bắt buộc để loại bỏ sản phẩm không đạt.
– Do đầu nối không chặt: dẫn đến gây phóng điện và hư hỏng. Để khắc phục, các hãng toàn cầu có loại đầu nối siết chặt bằng buloon 2 đầu, khi siết vào, chỉ cần siết 1 đầu trên đến khi ốc trên văng ra là đủ độ siết (800-1000kgN/cm2)
– Do thấm nước: Hầu như tất cả các hãng với IP 54 khi xảy ra tình trạnh thấm nước lâu dài sẽ đều dẫn đến sự cố cho hệ thanh dẫn. Do vậy môi truờng bảo quản và vị trí lắp đặt thanh dẫn khô ráo là bắt buộc.
– Do tất cả các tải nặng đều cùng khởi động cùng 1 lúc: Rất ít khi, nhưng đã có trường hợp xảy ra trên thế giới.
– Do vật dẫn điện lạ làm ngắn mạch các ruột dẫn điện tại vị trí nối: đây là lỗi do lắp đặt và tất cả các hãng cũng phải chào thua khi xảy ra trường hợp này.
– Do hư hỏng hệ thống treo: Dẫn tới nghiêng, vặn, xoắn, và rất ít khi xảy ra.
– Do cơ cấu kẹp giữa hộp lấy điện và thanh dẫn kém dẫn đến chập cháy và nổ tại vị trí hộp lấy điện PH Box (Rất hay xảy ra chủ yếu tại  1 số hãng Busway công nghệ chế tạo kém và giá rẻ).

II. CHI TIẾT CÔNG VIỆC BẢO DƯỠNG BUSWAY:

1. BIỆN PHÁP KHẢO SÁT VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG BUSWAY

TT Mô tả công việc
1 Chụp ảnh nhiệt hệ thống busway và tất cả các mối nối (quét toàn bộ vị trí, tuy nhiên chỉ in ra báo cáo các vị trí điển hình và vị trí nóng có nguy cơ gây sự cố trong quá trình vận hành).
2 Kiềm tra tổng quan sự xuống cấp, chuyển màu của cách điện và bề mặt tiếp xúc.
3 Kiểm tra tình trạng ăn mòn, mài mòn, bụi bẩn hay các dấu hiệu phóng điện.
4 Kiểm tra để phát hiện các chi tiêt hư hỏng, bất thường (nếu có).
5 Kiểm tra tình trạng ẩm, rò ri nước từ trần hoặc các đường ống bên trên busway (nếu có).
6 Kiểm tra và siết lại tất cả các bulông cơ khí, ty treo, giá đỡ chịu lực trên toàn bộ hệ thống bằng thiết bị chuyện dụng.
7 Vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống busway.
8 Thí nghiệm điện trở cách điện cho hệ thống busway với tiêu chuẩn như sau: >100MΩ với hệ thống dài từ 0 đến 15m >50MΩ với hệ thông dài từ 15 dến 60m, >20MΩ với hệ thống dài trên 60m.
9 Lập báo cáo tổng thể trước và sau bảo dưỡng bao gồm:
+ Lập khối lượng các công việc đã thực hiện trong quá trình bảo dưỡng.
+ Đề xuất các tồn tại phát hiện trên hệ thống và phương án xử lý các tồn tại đã phát hiện được.
+ Báo giá vật tư thay thế, phương án sửa chữa với các tồn tại phát hiện.
+ Tư vấn các vật tư, thiết bị có thể cần sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian 1 năm tiếp theo.

 

2. BIỆN PHÁP BẢO TRÌ HỆ THỐNG BUSWAY :

Xác định thời gian vận hành và chiều dài của hệ thống Busway để đưa ra phương án bảo trì phù hợp

  • Kiểm tra, hút bụi và vệ sinh toàn bộ tuyến busway trục đứng và trục ngang, các khớp chuyển hướng, đầu nối tủ điện, máy phát và máy biến áp…
  • Kiểm tra toàn bộ ty treo, giá đỡ trục ngang và giá đỡ cố định, giá đỡ lò xo cho trục đứng, cân chỉnh lại các giá đỡ bị cong vênh…
  • Kiểm tra, vệ sinh và xiết lại ốc nối giữa Busway với tủ điện, máy phát và máy biến áp.
  • Thực hiện việc kiểm tra nhiệt độ (scan nhiệt) thanh dẫn Busway và đặc biệt tại các khớp nối, các tủ plug-in box trong tình trạng Busway đang mang tải.
  • Sử dụng máy đo nhiệt độ chuyên dụng để kiểm tra định kỳ nhiệt độ làm việc của Busway theo chu kỳ 01~02 tháng/lần. Độ tăng nhiệt độ của busway cho phép không được vượt quá 55 độ  C trên nền nhiệt độ môi trường khi hoạt động đầy tải.
  • Phân tích kết quả scan nhiệt để đưa ra kế hoạch bảo trì cụ thể cho từng vị trí.

bao tri he thong busway

III. BIỆN PHÁP XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA SỰ CỐ:

1. Khi phát hiện Busway bị sự cố làm nhảy thiết bị bảo vệ (ACB, MCCB) thì ta làm  theo các bước sau:

– Xác định nguyên nhân và vị trí xảy ra sự cố (nghe âm thanh, còi báo,…)

– Cách ly toàn bộ các thiết bị có liên quan đến Busway (Máy biến áp, Máy phát, Tủ  điện phụ, tủ điện tầng,…)

– Sử dụng đồng hồ megahom kiểm tra độ cách điện của toàn hệ thống (Kiểm tra độ cách điện giữa pha- pha, pha- trung tính, pha- vỏ Busway, trung tính- vỏ Busway) bằng Megaohm Tester với thang đo 1000  VDC).  Nếu  thông số đo được đạt yêu  cầu. ( >20 Megaohm) thì tiến hành đóng điện cho toàn bộ hệ thống.

– Nếu đo cách điện không đạt thì khả năng cao hệ thống bị chập hoặc ngấm nước do đó phải thông báo với nhà cung cấp để có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Xử lý khi máy cắt OFF do chập cháy tại hộp PH Box và lỗ mở lấy điện.

  • Tiến hành kiểm tra dọc trục busway tại các hộp lấy điện tại các tầng tháo hết ra để kiểm tra đánh giá toàn diện các điểm lấy điện. Xác định bao nhiêu lỗ mở và hộp ấy điện PH Box bị sử cố cần phải xử lý. Lên phương án xử lý với Ban QLDA và lên lịch cắt điện với Ban QL tòa nhà.
  • Lên phương án sửa chữa, thay thế từng phần hoặc toàn bộ các điểm bị sự cố chập cháy.

Sau khi lắp đặt hoàn tất hệ thống hộp PH Box đã được sửa chữa trở lại hệ thống Busway, tiến hành kiểm tra độ cách điện của toàn hệ thống (Kiểm tra độ cách điện giữa pha-pha, pha-trung tính, pha-vỏ Busway, trung tính-vỏ Busway) bằng Megaohm Tester với thang đo 1000 VDC).

– Việc kiểm tra lắp đặt hệ thống Busway chỉ hoàn tất khi các thông số Test trên đạt yêu cầu.

>20 Megaohm).

– Tiến hành đóng điện cho toàn bộ hệ thống, theo dõi sự ổn định trong vòng 24 giờ.

3. Xử lý lỗi khi chập cháy, nổ điểm kết nối thanh dẫn (Joint Kit) hay nổ thanh dẫn

Phán đoán nguyên nhân hiện tượng chập mạch: Do hệ thống busway lắp đặt có bề mặt tiếp xúc kém hoặc có nước chảy ngấm vào mối nối dẫn đến sinh nhiệt làm hỏng lớp cách điện gây chạm, chập pha dẫn đến tình trạng phóng hồ quang sinh nhiệt nóng gây cháy, làm hỏng các lớp cách điện, nên các pha sẽ bị chập mạch, và phóng ngược về máy biến áp và nứt  các lớp cách điện suốt dọc chiều dài thanh dẫn.

nguyen nhan hien tuong chap mach he thong busway

Hướng khắc phục:

  1. Tháo dỡ toàn bộ phần bị sự cố khỏi hệ thống, hỗ trợ dùng bộ xử lý sự cố đấu nối tạm để đóng lại điện đảm bảo duy trì nguôn điện cho hệ thống.
  2. Tiến hành đánh giá các phần bị hỏng cần đặt hàng với hãng để thay thế
  3. Sau khi hàng về tiến hành cắt điện tháo bộ xử lý sự cố và lắp đặt hoàn thiện lại hệ thống
  4. Tiến hành đo đạc kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống và đóng trả lại nguồn điện cho hệ thống.

4. Xử lý lỗi do ngấm nước vào hệ thống và nhảy MCCB, ACB hoặc bị sự cố chập cháy.

– Kiểm tra toàn bộ hệ thống, đo megaom và phân đoạn để tách phần Busway bị ngấm nước ra khỏi hệ thống.

– Có biện pháp đấu nối nguồn điện tạm cho hệ thống.

– Tháo từng thanh Busway bị ngấm nước khỏi hệ thống, đưa về nhà xưởng để tháo dời và xử lý ngấm nước, cuốn lại lớp cách điện của các thanh bị ngấm nước nặng.

– Sau khi xử lý đo lại cách điện từng thanh đảm bảo về thông số cách điện sẽ cho lắp đặt lại các thanh Busway đã được sửa chữa vào hệ thống, đo cách điện lại toàn bộ hệ thống, nếu đảm bảo cách điện sẽ cho đóng điện lại cho hệ thống Busway.